Hôm Nay:

Nguồn gốc và tính chất của tinh bột mỳ

Lượt xem:
Người đăng: Admin Giấy vàng JSC

Danh Sách Sinh Viên

Trong tự nhiên, tinh bột mỳ được tìm thấy trong các loại củ, hạt, quả của các loại cây trồng. Tinh bột có nguồn gốc từ các loại cây khác nhau cho tính chất vật lý và thành phần hóa học khác nhau. Tinh bột cùng với protein và chất béo là thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài động vật khác nhau

Nguồn gốc và tính chất của tinh bột mỳ

Nguồn gốc và tính chất của tinh bột mỳ


Trong tự nhiên, tinh bột mỳ được tìm thấy trong các loại củ, hạt, quả của các loại cây trồng. Tinh bột có nguồn gốc từ các loại cây khác nhau cho tính chất vật lý và thành phần hóa học khác nhau. Tinh bột cùng với protein và chất béo là thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài động vật khác nhau. Tinh bột đóng vai trò sống còn trong cuộc sống của chúng ta. Các dữ liệu thống kê cho thấy tinh bột ngày càng có nhiều ứng dụng quan trọng và thiết yếu trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp…….



Các loại tinh bột tự nhiên được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại chủ yếu gồm tinh bột khoai mì (sắn), tinh bột khoai tây, tinh bột bắp (ngô) và tinh bột lúa mì. Tuy nhiên, thành phần và đặc tính của tinh bột khoai mì gần giống với tinh bột khoai tây và tốt hơn tinh bột bắp và tinh bột lúa mì. Nhưng về gái cả, tinh bột khoai tây thường có giá cao hơn nhiều so với tinh bột khoai mì. Với các ưu điểm hấp dẫn về đặc tính và giá, tinh bột khoai mì hiện nay đang có nhu cầu tăng trưởng rõ rệt ở khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, khoai mì thường không sử dụng công nghệ biến đổi gen (GMO) nên nó an toàn hơn với sức khỏe con người.
Trong cây khoai mì, tinh bột khoai mì là thành phần có ý nghĩa hơn cả (amylose: 15-25%, amylospectin: 75-85 %).

CÁC TÍNH CHẤT CỦA TINH BỘT MÌ

* Tính chất nhớt – dẻo của hồ tinh bột:  Phân tử tinh bột chứa nhiều nhóm hydroxyl có khả năng liên kết được với nhau làm cho phân tử tinh bột tập hợp lại, giữ nhiều phân tử nước hơn khiến cho dung dịch có độ đặc, độ dính, độ dẻo và độ nhớt cao hơn. Tính chất này càng thể hiện mạnh mẽ hơn ở những tinh bột loại nếp.
* Khả năng tạo gel và thoái hóa của tinh bột:  Khi để nguội hồ tinh bột thì các phân tử sẽ tương tác với nhau và sắp xếp lại một cách có trật tự để tạo thành gel tinh bột có cấu trúc mạng 3 chiều. Để tạo được hồ hóa để chuyển tinh bột thành trạng thái hòa tan và sau đó được để nguộ ở trạng thái yên tĩnh. Trong gel tinh bột chỉ có các liên kết hydro tham gia.   Khi gel tinh bột để một thời gian dài thì chúng sẽ có lại và một lượng dịch thể sẽ tách ra. Quá trình thoái hóa gồm 3 giai đoạn:
+ Đầu tiên các mạch được uốn thẳng lại.
+ Vỏ hydrat bị mất và các mạch được định hướng lại.
+ Các cầu hydro tạo thành giữa các nhóm OH của các phân tử tinh bột khác nhau.
Do các phân tử amylose có mạch thẳng nên định hướng với nhau dễ dàng và tự do hơn các phân tử amylopectin, vì thế hiện tượng thoái hóa gần như chỉ có liênquan với các phân tử amylose.
* Khả năng tạo màng: Tinh bột có khả năng tạo màng là do amylose và amylopectin dàn phẳng ra, sắp xếp lại và tương tác trực tiếp với nhau bằng liên kết hydro hoặc gián tiếp qua phân tử nước.
* Khả năng tạo sợi: Cho dịch tinh bột qua một bản có dục lỗ với đường kính lỗ thích hợp (lớn hơn 1mm). Khi đùn qua các lỗ này, chúng sẽ tự định hướng theo chều dòng chảy chiều của dòng chảy. Các phân tử tinh bột có xu hướng kéo căng ra và tự sắp xếp song song với nhau theo phương của trọng lực.   Các sợi  đã hình thành vừa ra khỏi khuôn kéo còn ướt được nhúng ngay vào một bể đựng nước nóng để định hình nhờ tác dụng của nhiệt. Các phân tử  đã  được  định hướng trong từng sợi sẽ tương tác với nhau và với nước bằng cầu hydro để hình thành sợi miến.
ỨNG DỤNG CỦA TINH BỘT  MÌ
Bên cạnh các ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm truyền thống và hiện đại, tinh bột khoai mì còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác
nhau. Có thể đề cập đến một số ứng dụng cụ thể:
Chất độn: Làm tăng hàm lượng chất rắn trong các loại súp đóng hộp, kem, chất bảo quản hoa quả, dược phẩm.
Hiện nay, tinh bột còn được sử dụng làm chất độn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ngay cả trong lĩnh vực chế phẩm nông nghiệp, ví dụ sử dụng trong việc sản xuất phân bón nhả chậm.
Chất gắn kết: Gắn kết các sản phẩm và ngăn ngừa sự khô trong quá trình nấu như các loại nước sốt và bảo quản thịt.
Chất ổn định: Sử dụng tính giữ nước cao của tinh bột như dùng trong các loại kem, các loại bột làm bánh…
Ngành dệt: Hồ sợi chỉ dọc để làm hạn chế đứt chỉ và chẻ sợi chỉ trên khung cửi (tinh bột biến tính thích hợp hơn cho ứng dụng này). Dùng trong in nhuộm trên vải sợi: làm quánh thuốc nhuộm, tác dụng như là chất mang màu. Hồ vải thành phẩm để cải thiện độ cứng và khối lượng vải
Chất làm đặc: Sử dụng đặc tính tạo sệt, dùng trong súp, thực phẩm trẻ em, các loại nước sốt, nước chấm, …..
Ngành giấy: Tăng độ bền, chịu gấp, chống thấm cho giấy , cải thiện ngoại quan của giấy và độ bền, dùng cho các loại giấy tạo sóng, giấy cán tấm và thùng giấy các tông
Dùng trong các ngành công nghiệp khác:Bao bì nhựa có thể phân huỷ. Công nghiệp lốp xe. Công nghiệp gỗ dán. Chất tẩy rửa.
Đặc biệt hiện nay bột khoai mì là một trong những ứng viên có tiềm năng hàng đầu cho ngành polymer xanh, có tác động tích cực với môi trường, là một trong những nghiên cứu được quan tâm hàng đầu trên thế giới.
 
------------ oOo ------------


CÔNG TY CỒ PHẦN GIẤY VÀNG

Chuyên sản xuất và kinh doanh bột mì dùng làm nguyên liệu chế biến ra các sản phẩm như: bánh mì, mì sợi, phở sợi, bún sợi, bánh bông lan, Sandwich, Cake, bánh Bao và cám mì dùng để cung cấp cho các cơ sở sản xuất thức ăn, chăn nuôi gia súc.

Tel: 0236 3 735 395
Địa chỉ: Đường số 10, KCN Hòa Khánh, TP. Đà Nẵng
Web: Https://www.giayvangjsc.com

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SẢN PHẨM BỘT MÌ Tiêu Chuẩn ISO 9001:2008

TIN TỨC NỔI BẬT

Tin Nổi Bật GIAYVANG JSC
0236 3 735 395